Ý kiến thăm dò
Tình hình kinh tế - xã hội
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ MỸ TÂN
Ngày 08/04/2021 10:00:00
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ MỸ TÂN
1.1. Vị trí địa lý
1.1. Vị trí địa lý
- Mỹ Tân là 01 xã Miền núi nằm ở Phía Tây huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm huyện 8 km, với tổng diện tích tự nhiên 2.494,04 ha, có 1250 hộ, với 5650 khẩu, có hai dân tộc, chiếm phần lớn là người Mường 99,8% còn lại là dân tộc khác. Xã có 01 đơn vị hành chính, có 08 thôn; có 03 trường học, 01 trạm y tế, 01 trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn.
- Phía Đông giáp xã Thị Trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Tây giáp xã Giao An, huyện Lang Chánh.
- Phía Nam giáp xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh..
Ủy ban nhân dân xã được xậy dựng ở Thôn Thi Mốc;
Số điện thoại: 02373.572.818
Về hệ thống chính trị: Đảng bộ có 13 chi bộ, 216 đảng viên, trong đó có 8 chi bộ khối nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ Công an xã. Các tổ chức đoàn thể quần chúng gồm: UBMTTQ, Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Công đoàn xã. Hoạt động hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, hộ nghèo đầu năm 2020 là 82 hộ, rà soát cuối năm 2020 còn 31 hộ chiếm 2,48% so với tổng số hộ trên địa bàn xã. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, An ninh- Quốc phòng đảm bảo, giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên
Mỹ Tân là xã Miền núi cao phía tây của huyện Ngọc Lặc, chủ yếu là đồi cao liên kết với nhau tạo thành 2 dãy núi liên hoàn theo hướng tây bắc, đông nam. Mỹ Tân, được bao bọc bởi các dãy núi cao xen kẻ là các đồi thấp ở giữa tạo thành một thung lũng dân cư sống tập trung theo hai sườn núi. Với địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác các loại cây hàng năm như mía, sắn, các loại cây rau màu khác và các loại cây công nghiệp hàng năm khác, lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như luồng.
1.3.1. Nhiệt độ không khí
- Tổng nhiệt độ năm 8.400 - 8.500oC;
- Biên độ nhiệt độ trong năm là 8 - 100C.
- Nhiệt độ tối cao các tháng từ 38oC - 40,0oC,
- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 40oC.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 10 - 15oC.
1.3.2. Lượng mưa
- Tổng lượng mưa trung bình năm: 1500-1900 mm; mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 60% lượng mưa trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 và tháng 9.
- Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12 đến tháng 4 năm sau đạt từ 10 đến 12 mm
- Mùa mưa thường gây xói lở, xói mòn đất và gây lũ lũ ống lũ quét.
- Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau(mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc), lượng mưa chiếm 40% cả năm, mùa này thường có nguy cơ cháy rừng rất cao và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.
1.3.3. Độ ẩm không khí
Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tọa độ địa lý, càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oc
- Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi xã từ 60 - 70%.
- Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 8 - 9
- Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau
Mỹ Tân là xã năm ở khu vực miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng đặc biệt là vào các tháng 6 và 7 trong năm, nhiệt độ lên tới 400 độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (60% tại tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3-138,2 mm vào tháng 5; 6; 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của vùng quy hoạch; trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thời điểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.
1.3.4. Hướng gió
- Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12; 1; 2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 5; 6. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc khô và lạnh thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện không thuận lợi cho cây trồng vật nuôi trong xã sinh trưởng và phát triển.
- Mùa hè : Hướng gió thịnh hành là đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9, đây là các tháng thuận lợi nhất và là mùa gieo trồng sản xuất chính của người dân Mỹ Tân. Tuy nhiên gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7, khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, gió tây nam thường kéo dài từ 12 - 15 ngày chia làm nhiều đợt, trung bình mỗi đợt từ 3 đến 4 ngày, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.
1.3.5. Bão, Thiên tai
Mỹ Tân là một xã nằm sâu trong lục địa nên hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão.
Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm và kéo dài. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng tới năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Sương mù: sương mù xuất hiện làm tăng thêm độ ẩm không khí và độ ẩm đất, tập trung vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
Sương giá: những năm rét nhiều, sương giá xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
Theo kiểm kê đất đai năm 2010, Tổng diện tích đất tự nhiên: 2494,04 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp: 2018,54 ha; Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 507,99 ha;
+ Đất lâm nghiệp: 1499,91 ha;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 10,64 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 321,03 ha; Trong đó:
+ Đất ở tại nông thôn: 159,87 ha.
+ Đất chuyên dùng: 75,65 ha;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 9,02 ha;
+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 76,49 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 154,47 ha.
- Nguồn nước cung cấp cho cây trồng và sinh hoạt của người dân chủ yếu thông qua hệ thống, khe suối chảy qua địa bàn xã.
- Nước ngầm : nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu được lấy từ tầng nước ngầm, chất lượng nước trong sạch đảm bảo cho sinh hoạt của người dân. Vì vậy trong tương lai đây là tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
Diện tích rừng Mỹ Tân khá lớn, với diện tích 1499,91 ha chiếm 60,14% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó rừng phòng hộ là 201,90 ha và rừng sản suất là 1298,01 ha, các cây trồng chủ yếu là luồng, xoan, keo... do quá trình khai thác quá mức nên chất lượng rừng hiện nay đã giảm sút, nhiều loại cây quý hiếm không còn.
Là một xã miền núi tài nguyên rừng có ý nghĩa rất quan trọng do vậy trong những năm tiếp theo cần phải được khôi phục và bảo vệ để phát triển rừng theo hướng bền vững
- Mỹ Tân có vị trí tương đối thuận lợi do gần với thị trấn Ngọc Lặc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu buôn bán hàng hoá.
- Có nguồn tài nguyên đất đai tương đối phù hợp cho phát triển lâm nghiệp và các vùng trồng các cây công nghiệp hàng năm và lâu năm,
- Thường xẩy ra hạn hán (mùa khô), lũ ống (mùa mưa) ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, nên khả năng khai thác, tận dụng đất đai còn hạn chế.
- Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người cao nhưng hệ số sử dụng đất vào sản suất chưa cao, vốn đầu tư cho sản xuất nông - lâm nghiệp hạn chế, nên sản phẩm nông, lâm nghiệp không cao.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ MỸ TÂN
1.1. Vị trí địa lý
1.1. Vị trí địa lý
- Mỹ Tân là 01 xã Miền núi nằm ở Phía Tây huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm huyện 8 km, với tổng diện tích tự nhiên 2.494,04 ha, có 1250 hộ, với 5650 khẩu, có hai dân tộc, chiếm phần lớn là người Mường 99,8% còn lại là dân tộc khác. Xã có 01 đơn vị hành chính, có 08 thôn; có 03 trường học, 01 trạm y tế, 01 trạm kiểm lâm đóng trên địa bàn.
- Phía Đông giáp xã Thị Trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Tây giáp xã Giao An, huyện Lang Chánh.
- Phía Nam giáp xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh..
Ủy ban nhân dân xã được xậy dựng ở Thôn Thi Mốc;
Số điện thoại: 02373.572.818
Về hệ thống chính trị: Đảng bộ có 13 chi bộ, 216 đảng viên, trong đó có 8 chi bộ khối nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ Công an xã. Các tổ chức đoàn thể quần chúng gồm: UBMTTQ, Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Công đoàn xã. Hoạt động hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, hộ nghèo đầu năm 2020 là 82 hộ, rà soát cuối năm 2020 còn 31 hộ chiếm 2,48% so với tổng số hộ trên địa bàn xã. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, An ninh- Quốc phòng đảm bảo, giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên
Mỹ Tân là xã Miền núi cao phía tây của huyện Ngọc Lặc, chủ yếu là đồi cao liên kết với nhau tạo thành 2 dãy núi liên hoàn theo hướng tây bắc, đông nam. Mỹ Tân, được bao bọc bởi các dãy núi cao xen kẻ là các đồi thấp ở giữa tạo thành một thung lũng dân cư sống tập trung theo hai sườn núi. Với địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác các loại cây hàng năm như mía, sắn, các loại cây rau màu khác và các loại cây công nghiệp hàng năm khác, lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao như luồng.
1.3.1. Nhiệt độ không khí
- Tổng nhiệt độ năm 8.400 - 8.500oC;
- Biên độ nhiệt độ trong năm là 8 - 100C.
- Nhiệt độ tối cao các tháng từ 38oC - 40,0oC,
- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 40oC.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 10 - 15oC.
1.3.2. Lượng mưa
- Tổng lượng mưa trung bình năm: 1500-1900 mm; mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 60% lượng mưa trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 và tháng 9.
- Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12 đến tháng 4 năm sau đạt từ 10 đến 12 mm
- Mùa mưa thường gây xói lở, xói mòn đất và gây lũ lũ ống lũ quét.
- Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau(mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc), lượng mưa chiếm 40% cả năm, mùa này thường có nguy cơ cháy rừng rất cao và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.
1.3.3. Độ ẩm không khí
Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tọa độ địa lý, càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oc
- Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi xã từ 60 - 70%.
- Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 8 - 9
- Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau
Mỹ Tân là xã năm ở khu vực miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng đặc biệt là vào các tháng 6 và 7 trong năm, nhiệt độ lên tới 400 độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (60% tại tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3-138,2 mm vào tháng 5; 6; 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của vùng quy hoạch; trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thời điểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.
1.3.4. Hướng gió
- Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12; 1; 2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 5; 6. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc khô và lạnh thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện không thuận lợi cho cây trồng vật nuôi trong xã sinh trưởng và phát triển.
- Mùa hè : Hướng gió thịnh hành là đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9, đây là các tháng thuận lợi nhất và là mùa gieo trồng sản xuất chính của người dân Mỹ Tân. Tuy nhiên gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7, khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, gió tây nam thường kéo dài từ 12 - 15 ngày chia làm nhiều đợt, trung bình mỗi đợt từ 3 đến 4 ngày, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.
1.3.5. Bão, Thiên tai
Mỹ Tân là một xã nằm sâu trong lục địa nên hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão.
Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm và kéo dài. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng tới năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Sương mù: sương mù xuất hiện làm tăng thêm độ ẩm không khí và độ ẩm đất, tập trung vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
Sương giá: những năm rét nhiều, sương giá xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
Theo kiểm kê đất đai năm 2010, Tổng diện tích đất tự nhiên: 2494,04 ha.
- Diện tích đất nông nghiệp: 2018,54 ha; Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 507,99 ha;
+ Đất lâm nghiệp: 1499,91 ha;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 10,64 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 321,03 ha; Trong đó:
+ Đất ở tại nông thôn: 159,87 ha.
+ Đất chuyên dùng: 75,65 ha;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 9,02 ha;
+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 76,49 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 154,47 ha.
- Nguồn nước cung cấp cho cây trồng và sinh hoạt của người dân chủ yếu thông qua hệ thống, khe suối chảy qua địa bàn xã.
- Nước ngầm : nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu được lấy từ tầng nước ngầm, chất lượng nước trong sạch đảm bảo cho sinh hoạt của người dân. Vì vậy trong tương lai đây là tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
Diện tích rừng Mỹ Tân khá lớn, với diện tích 1499,91 ha chiếm 60,14% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó rừng phòng hộ là 201,90 ha và rừng sản suất là 1298,01 ha, các cây trồng chủ yếu là luồng, xoan, keo... do quá trình khai thác quá mức nên chất lượng rừng hiện nay đã giảm sút, nhiều loại cây quý hiếm không còn.
Là một xã miền núi tài nguyên rừng có ý nghĩa rất quan trọng do vậy trong những năm tiếp theo cần phải được khôi phục và bảo vệ để phát triển rừng theo hướng bền vững
- Mỹ Tân có vị trí tương đối thuận lợi do gần với thị trấn Ngọc Lặc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu buôn bán hàng hoá.
- Có nguồn tài nguyên đất đai tương đối phù hợp cho phát triển lâm nghiệp và các vùng trồng các cây công nghiệp hàng năm và lâu năm,
- Thường xẩy ra hạn hán (mùa khô), lũ ống (mùa mưa) ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, nên khả năng khai thác, tận dụng đất đai còn hạn chế.
- Đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người cao nhưng hệ số sử dụng đất vào sản suất chưa cao, vốn đầu tư cho sản xuất nông - lâm nghiệp hạn chế, nên sản phẩm nông, lâm nghiệp không cao.