Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100324

KẾ HOẠCH Thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024

Ngày 31/01/2024 09:00:00

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ MỸ TÂN

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:      /KH-UBND

 Mỹ Tân, ngày     tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024

 
 

 


Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-UBND, ngày 04/01/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc về việc hướng dẫn tổ chức thực nhiệm vụ công tác Văn hóa-Văn nghệ năm 2024;

Uỷ ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trên địa bàn của xã.

- Thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc Việt Nam, quê hương Thanh Hóa, Ngọc Lặc nói chung và quê hương Mỹ Tân nói riêng, những giá trị tốt đẹp về hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lực tự cường, khát vọng cống hiến; phát huy cao độ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong xã tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong gia đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2024 bám sát định hướng của Ban Thường vụ Đảng ủy phù hợp với thực tiễn tại địa phương, cơ quan, đơn vị và đảm bảo phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ phải thực hiện đồng bộ trên cả hai lĩnh vực văn hóa và văn học - nghệ thuật, có trọng tâm, trọng điểm; cần kết hợp hài hòa, linh hoạt, sáng tạo giữa thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Công tác tham mưu thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 11 năm 2021); tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng

văn hóa giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 696- QĐ/TU, ngày 09/9/2021 của Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX) gắn với triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 623-QĐ/TU, ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX) và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của huyện.

- Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, bao gồm: Kết luận số 76- KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa trong Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị sổ 42- CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030; Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các nghị quyết, chỉ thị khác có liên quan.

- Tiếp tục thực hiện các chỉ thị, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, gồm: Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 21/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2025; Kết luận số 926- KL/TU, ngày 30/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo 3 của các Cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030; Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, của Đảng uỷ.

- Việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về văn hóa, văn nghệ phải được tổ chức gắn liền với việc triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý

nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII); Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND, ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh về xây dựng các Danh hiệu kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa và các nghị quyết, chỉ thị khác của Trung ương, của tỉnh và của huyện có liên quan.

2. Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật

2.1. Lĩnh vực văn hóa

a) Tổ chức hoạt động chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn:

- Các ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị cần tập trung tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng, gồm: Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) gắn với hoạt động mừng Xuân Giáp Thìn - 2024; Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024); Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và các ngày kỷ niệm khác của đất nước, của tỉnh và của huyện như: Kỷ niệm 77 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/02/1947 - 20/02/2024), 94 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024), 75 năm Ngày thành lập Chi bộ Bắc Sơn, tiền thân của Đảng bộ huyện Ngọc Lặc (27/8/1949 – 27/8/2024), …

- Hình thức tổ chức:

+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, TDTT; treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, băng rôn, cắm hồng kỳ tuyên truyền trực quan trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, tại khu dân cư, trong các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương,...; tổ chức các hoạt động về nguồn cho cán bộ, đảng viên, nhất là thanh thiếu niên, như: tham quan, học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử văn hóa cách mạng,... Tổ chức các hoạt động hội diễn văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn - 2024, tiễn Thanh niên lên đường nhập ngũ; các hội diễn văn nghệ gắn với ngày hội ở các làng, khu dân cư…

b) Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Xứ Thanh; phát huy giá trị truyền thống con người Thanh Hóa, góp phần xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện; xây dụng các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam, con người Thanh Hóa.

- Tăng cường tổ chức hoạt động nhằm phát huy giá trị truyền thống và xây dựng hình ảnh con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Thanh Hóa để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, tập trung xây dựng con người phát triển toàn diện trên cơ sở truyền thống lịch sử, cách mạng, giá trị văn hóa tốt đẹp của huyện, của tỉnh, của đất nước và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại với các đức tính cơ bản là: “có thế giới quan khoa học; có nhân cách, lối sống đẹp; yêu quê hương, đất nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường; sống có tự trọng, tử tế; có dũng khí đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác; tôn vinh, nhân lên cái đẹp, cái tốt trong xã hội”.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, nếp sống văn hóa, đạo đức, kỹ năng, giáo dục thẩm mỹ, ứng xử văn hóa, văn minh cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

- Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Thanh Hóa trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế một cách rõ nét, bài bản, hiệu quả hơn.

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam, con người Thanh Hóa gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới nhằm phát huy sức mạnh con người Việt Nam, con người Thanh Hóa, con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, quê hương phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới.

c) Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và sắc thái văn hóa:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã. Trong đó tập trung các nội dung như sau:

+ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân về vai trò, ý nghĩa sâu sắc của di sản văn hóa.  

+ Tiếp tục ưu tiên, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó ưu tiên cho công tác đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống các di tích đặc trưng, tiêu biểu của xã; đầu tư phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phi vật thể và không gian văn hóa gắn liền với di sản văn hóa; phục dựng các lễ hội, lễ tục, trò diễn dân gian đặc sắc vùng đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.

+ Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên cơ sở định hướng của nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong việc tham gia đóng góp kinh phí, công sức, hiện vật, trí tuệ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa.

d) Công tác xây dựng văn hóa cơ sở gắn với xây dụng nông thôn mới và các danh hiệu kiểu mẫu:

- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”; “Gia đình văn hóa”, “Gia đình kiểu mẫu”; “Khu dân cư văn hóa”, “Thôn kiểu mẫu”; “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”; “Doanh nghiệp kiểu mẫu”; “Xã kiểu mẫu”; Tập trung: Nâng cao chất lượng các danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”,...; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, nhất là nhà văn hóa - khu thể thao ở thôn, Trung tâm văn hóa - thể thao của xã; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nghiêm túc việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống mới; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động tổ chức lễ hội, nhất là các lễ hội truyền thống đảm bảo bản sắc truyên thống, không để thương mại hóa và các hiện tượng khác ảnh hưởng đến nét đẹp của lễ hội.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở, nhất là các hoạt động văn nghệ quần chúng, thư viện, thông tin cổ động, tuyên truyền lịch sử, văn nghệ - thể thao quần chúng,... để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng phục vụ Nhân dân, tổ chức vào các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với đơn vị, địa phương.

e) Hoạt động hợp tác, liên kết, hội nhập trong phát triển văn hóa; từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa:

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đưa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng vào cuộc sống.

- Tăng cường các hình thức giao lưu văn hóa với các xã  trong xã nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Mỹ Tân, đa dạng các hình thức giao lưu đối ngoại.

- Tích cực phối hợp, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong các sự kiện thể dục thể thao, hội chợ, triển lãm kinh tế - xã hội; tổ chức các chương trình, hoạt động thường niên để giới thiệu, quảng bá về truyền thống lịch sử, văn hóa Xứ Thanh nói chung, quê hương Mỹ Tân nói riêng, các di tích, di sản văn hóa của xã đến toàn thể Nhân dân trong và ngoài huyện.

- Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa con người Mỹ Tân; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

2.2. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật

- Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; về công cuộc đổi mới quê hương, đất nước; các giá trị đạo đức, hình ảnh đẹp về đất và người Mỹ Tân; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng nông thôn mới; xây dựng các danh hiệu kiểu mẫu.

- Phát huy vai trò to lớn của văn học, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, lối sống của con người. Tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của các văn nghệ sĩ để có các tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử của dân tộc và công cuộc đổi mới của đất nước, của tỉnh, của huyện và của xã.

- Tổ chức quảng bá sâu rộng hơn các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân quần chúng nhằm nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân các dân tộc trong xã, nhất là thế hệ trẻ.

- Khuyến khích các nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước, cho tỉnh, cho huyện và xã nhà. Đầu tư cho việc bồi dưỡng năng khiếu, tài năng về văn học, nghệ thuật; chú trọng phát hiện các tài năng trẻ.

- Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là môi trường internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo...) trong việc tuyên truyền, phổ biến và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các di sản văn hóa, hình ảnh đẹp của vùng đất và Con người Mỹ Tân đến với bạn bè trong nước và quốc tế, bảo đảm chính xác, khách quan, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách xã, Kế toán - Ngân sách xã chủ trì tham mưu cho UBND bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch và lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ khác của UBND xã.

2. Các làng, các bộ phận, các đoàn thể căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ theo phân cấp ngân sách hiện hành.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đóng góp kinh phí, điều kiện cần thiết khác trong thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ tại địa phương theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hoá – Xã hội xã:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, tiếp tục tập trung tham mưu, xây dựng có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về văn hóa, văn nghệ năm 2024 và các năm tiếp theo.

- Việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2024 cần bám sát định hướng của kế hoạch UBND đã Ban hành, phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đảm bảo phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ phải thực hiện đồng bộ trên cả hai lĩnh vực văn hóa, văn nghệ-Thể dục Thể thao cần kết hợp hài hòa, linh hoạt, sáng tạo với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

- Nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn; nắm dư luận xã hội về những vấn đề trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ để giải quyết kịp thời những vấn đề tư tưởng phát sinh ở địa phương, đơn vị trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Thể dục-Thể thao.

2. Công chức Kế toán - Ngân sách:

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môm tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về công tác văn hóa, văn nghệ theo kế hoạch.

- Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền về kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

3, Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng về hình thức, đúng nội dung, chủ đề… chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của quê hương; đồng thời góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

4, Đài truyền thanh xã:                                                              

Tăng cường tuyên truyền các bài viết về phát huy giá trị tuyền thống của người Thanh Hóa; người Ngọc Lặc; các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật sáng tác về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xã:

- Xây dựng kế hoạch năm 2024, triển khai đến các chi hội, chi đoàn ở các làng, các đơn vị hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các hội và cho đoàn viên, hội viên đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, nhất là trong thế hệ trẻ.

* Chế độ thông tin, báo cáo: Định kỳ 6 tháng, năm. Các làng, cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá kết quả về việc thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ; TDTT và báo cáo kết quả về UBND xã (qua bộ phận Văn hóa - Xã hội) để tổng hợp và báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ; năm 2024, UBND xã đề nghị các làng, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (để b/c);  

- Ban Thường vụ Đảng ủy (để b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND xã;

- UB MTTQ, các đoàn thể xã (để phối hợp);

- Các làng, cơ quan trong xã (để thực hiện);

- Trang TT điện tử xã (để đăng tải);

- Lưu: VT.

 

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

       Phạm Quốc Việt

 

KẾ HOẠCH Thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024

Đăng lúc: 31/01/2024 09:00:00 (GMT+7)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ MỸ TÂN

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:      /KH-UBND

 Mỹ Tân, ngày     tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024

 
 

 


Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-UBND, ngày 04/01/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc về việc hướng dẫn tổ chức thực nhiệm vụ công tác Văn hóa-Văn nghệ năm 2024;

Uỷ ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ năm 2024 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

            I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trên địa bàn của xã.

- Thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc Việt Nam, quê hương Thanh Hóa, Ngọc Lặc nói chung và quê hương Mỹ Tân nói riêng, những giá trị tốt đẹp về hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lực tự cường, khát vọng cống hiến; phát huy cao độ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong xã tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong gia đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2024 bám sát định hướng của Ban Thường vụ Đảng ủy phù hợp với thực tiễn tại địa phương, cơ quan, đơn vị và đảm bảo phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ phải thực hiện đồng bộ trên cả hai lĩnh vực văn hóa và văn học - nghệ thuật, có trọng tâm, trọng điểm; cần kết hợp hài hòa, linh hoạt, sáng tạo giữa thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024 với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Công tác tham mưu thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 11 năm 2021); tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng

văn hóa giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 696- QĐ/TU, ngày 09/9/2021 của Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX) gắn với triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 623-QĐ/TU, ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX) và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của huyện.

- Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, bao gồm: Kết luận số 76- KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa trong Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị sổ 42- CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030; Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các nghị quyết, chỉ thị khác có liên quan.

- Tiếp tục thực hiện các chỉ thị, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, gồm: Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 21/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2025; Kết luận số 926- KL/TU, ngày 30/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo 3 của các Cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030; Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, của Đảng uỷ.

- Việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về văn hóa, văn nghệ phải được tổ chức gắn liền với việc triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý

nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII); Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND, ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh về xây dựng các Danh hiệu kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa và các nghị quyết, chỉ thị khác của Trung ương, của tỉnh và của huyện có liên quan.

2. Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật

2.1. Lĩnh vực văn hóa

a) Tổ chức hoạt động chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn:

- Các ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị cần tập trung tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng, gồm: Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) gắn với hoạt động mừng Xuân Giáp Thìn - 2024; Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024); Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024); Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và các ngày kỷ niệm khác của đất nước, của tỉnh và của huyện như: Kỷ niệm 77 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/02/1947 - 20/02/2024), 94 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024), 75 năm Ngày thành lập Chi bộ Bắc Sơn, tiền thân của Đảng bộ huyện Ngọc Lặc (27/8/1949 – 27/8/2024), …

- Hình thức tổ chức:

+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, TDTT; treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, băng rôn, cắm hồng kỳ tuyên truyền trực quan trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, tại khu dân cư, trong các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương,...; tổ chức các hoạt động về nguồn cho cán bộ, đảng viên, nhất là thanh thiếu niên, như: tham quan, học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử văn hóa cách mạng,... Tổ chức các hoạt động hội diễn văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn - 2024, tiễn Thanh niên lên đường nhập ngũ; các hội diễn văn nghệ gắn với ngày hội ở các làng, khu dân cư…

b) Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Xứ Thanh; phát huy giá trị truyền thống con người Thanh Hóa, góp phần xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện; xây dụng các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam, con người Thanh Hóa.

- Tăng cường tổ chức hoạt động nhằm phát huy giá trị truyền thống và xây dựng hình ảnh con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Thanh Hóa để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, tập trung xây dựng con người phát triển toàn diện trên cơ sở truyền thống lịch sử, cách mạng, giá trị văn hóa tốt đẹp của huyện, của tỉnh, của đất nước và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại với các đức tính cơ bản là: “có thế giới quan khoa học; có nhân cách, lối sống đẹp; yêu quê hương, đất nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường; sống có tự trọng, tử tế; có dũng khí đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác; tôn vinh, nhân lên cái đẹp, cái tốt trong xã hội”.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, nếp sống văn hóa, đạo đức, kỹ năng, giáo dục thẩm mỹ, ứng xử văn hóa, văn minh cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

- Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc - Thanh Hóa trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế một cách rõ nét, bài bản, hiệu quả hơn.

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam, con người Thanh Hóa gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới nhằm phát huy sức mạnh con người Việt Nam, con người Thanh Hóa, con người Mỹ Tân, Ngọc Lặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, quê hương phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới.

c) Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và sắc thái văn hóa:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã. Trong đó tập trung các nội dung như sau:

+ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân về vai trò, ý nghĩa sâu sắc của di sản văn hóa.  

+ Tiếp tục ưu tiên, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó ưu tiên cho công tác đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống các di tích đặc trưng, tiêu biểu của xã; đầu tư phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phi vật thể và không gian văn hóa gắn liền với di sản văn hóa; phục dựng các lễ hội, lễ tục, trò diễn dân gian đặc sắc vùng đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.

+ Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên cơ sở định hướng của nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong việc tham gia đóng góp kinh phí, công sức, hiện vật, trí tuệ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa.

d) Công tác xây dựng văn hóa cơ sở gắn với xây dụng nông thôn mới và các danh hiệu kiểu mẫu:

- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng danh hiệu “Công dân kiểu mẫu”; “Gia đình văn hóa”, “Gia đình kiểu mẫu”; “Khu dân cư văn hóa”, “Thôn kiểu mẫu”; “Cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”; “Doanh nghiệp kiểu mẫu”; “Xã kiểu mẫu”; Tập trung: Nâng cao chất lượng các danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”,...; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, nhất là nhà văn hóa - khu thể thao ở thôn, Trung tâm văn hóa - thể thao của xã; tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nghiêm túc việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống mới; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động tổ chức lễ hội, nhất là các lễ hội truyền thống đảm bảo bản sắc truyên thống, không để thương mại hóa và các hiện tượng khác ảnh hưởng đến nét đẹp của lễ hội.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở, nhất là các hoạt động văn nghệ quần chúng, thư viện, thông tin cổ động, tuyên truyền lịch sử, văn nghệ - thể thao quần chúng,... để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng phục vụ Nhân dân, tổ chức vào các ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với đơn vị, địa phương.

e) Hoạt động hợp tác, liên kết, hội nhập trong phát triển văn hóa; từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa:

- Tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đưa đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng vào cuộc sống.

- Tăng cường các hình thức giao lưu văn hóa với các xã  trong xã nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Mỹ Tân, đa dạng các hình thức giao lưu đối ngoại.

- Tích cực phối hợp, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong các sự kiện thể dục thể thao, hội chợ, triển lãm kinh tế - xã hội; tổ chức các chương trình, hoạt động thường niên để giới thiệu, quảng bá về truyền thống lịch sử, văn hóa Xứ Thanh nói chung, quê hương Mỹ Tân nói riêng, các di tích, di sản văn hóa của xã đến toàn thể Nhân dân trong và ngoài huyện.

- Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa con người Mỹ Tân; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

2.2. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật

- Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; về công cuộc đổi mới quê hương, đất nước; các giá trị đạo đức, hình ảnh đẹp về đất và người Mỹ Tân; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng nông thôn mới; xây dựng các danh hiệu kiểu mẫu.

- Phát huy vai trò to lớn của văn học, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, lối sống của con người. Tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của các văn nghệ sĩ để có các tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử của dân tộc và công cuộc đổi mới của đất nước, của tỉnh, của huyện và của xã.

- Tổ chức quảng bá sâu rộng hơn các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân quần chúng nhằm nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân các dân tộc trong xã, nhất là thế hệ trẻ.

- Khuyến khích các nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước, cho tỉnh, cho huyện và xã nhà. Đầu tư cho việc bồi dưỡng năng khiếu, tài năng về văn học, nghệ thuật; chú trọng phát hiện các tài năng trẻ.

- Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là môi trường internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo...) trong việc tuyên truyền, phổ biến và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các di sản văn hóa, hình ảnh đẹp của vùng đất và Con người Mỹ Tân đến với bạn bè trong nước và quốc tế, bảo đảm chính xác, khách quan, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách xã, Kế toán - Ngân sách xã chủ trì tham mưu cho UBND bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch và lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ khác của UBND xã.

2. Các làng, các bộ phận, các đoàn thể căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ theo phân cấp ngân sách hiện hành.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đóng góp kinh phí, điều kiện cần thiết khác trong thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ tại địa phương theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hoá – Xã hội xã:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, tiếp tục tập trung tham mưu, xây dựng có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về văn hóa, văn nghệ năm 2024 và các năm tiếp theo.

- Việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2024 cần bám sát định hướng của kế hoạch UBND đã Ban hành, phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đảm bảo phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ phải thực hiện đồng bộ trên cả hai lĩnh vực văn hóa, văn nghệ-Thể dục Thể thao cần kết hợp hài hòa, linh hoạt, sáng tạo với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

- Nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn; nắm dư luận xã hội về những vấn đề trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ để giải quyết kịp thời những vấn đề tư tưởng phát sinh ở địa phương, đơn vị trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Thể dục-Thể thao.

2. Công chức Kế toán - Ngân sách:

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môm tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về công tác văn hóa, văn nghệ theo kế hoạch.

- Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền về kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

3, Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng về hình thức, đúng nội dung, chủ đề… chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của quê hương; đồng thời góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

4, Đài truyền thanh xã:                                                              

Tăng cường tuyên truyền các bài viết về phát huy giá trị tuyền thống của người Thanh Hóa; người Ngọc Lặc; các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật sáng tác về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xã:

- Xây dựng kế hoạch năm 2024, triển khai đến các chi hội, chi đoàn ở các làng, các đơn vị hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các hội và cho đoàn viên, hội viên đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, nhất là trong thế hệ trẻ.

* Chế độ thông tin, báo cáo: Định kỳ 6 tháng, năm. Các làng, cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá kết quả về việc thực hiện nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ; TDTT và báo cáo kết quả về UBND xã (qua bộ phận Văn hóa - Xã hội) để tổng hợp và báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác văn hóa, văn nghệ; năm 2024, UBND xã đề nghị các làng, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (để b/c);  

- Ban Thường vụ Đảng ủy (để b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND xã;

- UB MTTQ, các đoàn thể xã (để phối hợp);

- Các làng, cơ quan trong xã (để thực hiện);

- Trang TT điện tử xã (để đăng tải);

- Lưu: VT.

 

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

       Phạm Quốc Việt

 

Công khai TTHC