Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
100324

Đại hội điểm hội nông dân xã Mỹ Tân lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028!

Ngày 13/02/2023 16:00:00

 Sáng ngày 10/2/2023 hội nông dân xã Mỹ Tân đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ X nhiệm kỳ 2023-2028 là đơn vị được Huyện Ngọc Lặc chọn tổ chức đại hội điểm.
 đại hội 1.jpg
 Tham dự đại hội có đồng chí Phạm Thị Thu Ủy Viên Ban Thường Vụ Huyện Ủy - Trưởng Ban Dân Vận Huyện Ủy, Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc HUyện, Đồng chí Vũ Văn Long chủ tịch hội nông dân huyện, đại diện hội nông dân tỉnh, lãnh đạo Đảng Ủy - HĐND - UBND xã Mỹ Tân, chủ tịch hội nông dân các xã thị trấn cùng 80 đại biểu chính thức.

đại hội 2.jpg
                       
                                                      Văn nghệ chào mừng đại hội

văn nghệ 1.jpg
văn nghệ 2.jpg

          Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện tham dự đại hội

lãnh đạo.jpg

Hội nông dân xã Mỹ Tân có 1.260 hội viên, cán bộ Hội gồm 27 đồng chí. Trong đó, BCH Hội gồm 11 đồng chí, BTV gồm 03 đồng chí, 08 chi hội. Đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, độ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn. Xác định rõ vị trí, vai trò của Tổ chức Hội Nông dân cơ sở là nền tảng của Hội nông dân Việt Nam, là nơi nơi gần nông dân nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nông dân, trực tiếp làm việc với hội viên, nông dân; nắm bắt được tình hình của hội viên, nông dân nhanh nhất, chính xác nhất; là cầu nối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nông dân; là nơi trực tiếp tuyên truyền vận động nông dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết chỉ thị của Hội cấp trên; nắm bắt và phản ánh lên cấp trên tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nông dân để cấp trên kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đời sống nông dân và đề ra những phương hướng hoạt động phù hợp. Theo đó, Hội nông dân xã luôn tập trung nâng cao chất lượng hoạt động trên các mặt:

          Một là, Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được chú trọng

          Hội đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai các Chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Hội nông dân các cấp; Nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình công tác Hội; các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, sản phẩm OCOP, thực hiện ATVSTP, đảm bảo trật tự ATGT, nhất là vận động nông dân tích cực tham gia phong trào: “Phát triển trang trại, gia trại”; “Hàng rào xanh”; “ Ngày chủ nhật sạch”; “ Trồng cây xanh nơi công cộng” do huyện phát động. Nhằm nâng cao nhận thức và động viên, khích lệ hội viên, nông dân về các phong trào, Hội đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, như: thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi hội, tổ hội, tổ vay vốn; qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua zalo, facebook; qua các hội thi, hoạt động VHTDTT… với tổng số buổi tuyên truyền trong nhiệm kỳ là 86 buổi tuyên truyền, đạt 95% cán bộ, hội viên tham gia.

          Qua các biện pháp tuyên truyền, vận động dễ hiểu, gần gũi với hội viên, nông dân đã nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của địa phương và hoạt động của Hội từ đó khích lệ hội viên, nông dân hăng hái tham gia các phong trào phát triển KT-XH, các phong trào thi đua yêu nước do TW Hội và Hội cơ sở phát động; tích cực tham gia xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

          Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực

          Hội luôn bám sát và thực hiện các NQ của TW Hội khoá VII về xây dựng tổ chức HND Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Nghị quyết, Kết luận của BTV Tỉnh uỷ về xây dựng và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội; Đề án: của BTV HND huyện về: Củng cố tổ chức, đổi mới nôi dung, phương thức hoạt động của HND huyện Ngọc Lặc đến năm 2020; NQ của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về sáp nhập thôn trên địa bàn, theo đó Hội đã sắp xếp, kiện toàn lại các Chi hội trên địa bàn dân cư sau khi các thôn, làng được sáp nhập.

          Cùng với đó, là hoạt động chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, nông dân, phát huy quyền làm chủ của nông dân tham gia xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tại chi hội. Chú trọng xây dựng mô hình hoạt động tập hợp, thu hút hội viên, bằng cách đưa nội dung phát triển hội viên thành chỉ tiêu thi đua hắng năm; vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững theo hướng tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật như phối hợp với ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH…phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các chính sách ưu đãi vay vốn; vận động, phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân; phối hợp với công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông cung ứng phân bón chậm trả cho hội viên, nông dân; phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã, trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn về kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi…; tuyên truyền, phổ biến tư vấn, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nông. nghiệp, nông dân, nông thôn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Qua đó, giúp hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành, giảm bớt tình trạng khiếu kiện, mâu thuẫn nội bộ ở địa phương, xây dựng tình đoàn kết ở khu dân cư góp phần ổn định trật tự xã hội. Nhờ đó, tỷ lệ tập hợp hội viên không ngừng được nâng lên, tổng số hội viên hiện nay là 1.262.

          Ba là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

          Nhận thức sâu sắc lời chỉ dẫn của Bác Hồ: Cán bộ là gốc của mọi công việc. Hội luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo tiêu chuẩn, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết với công việc, có phương pháp vận động quần chúng đáp ững yêu cầu trong tình hình mới.

          Bốn là, trách nhiệm trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

          Hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm vận động nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh thông qua việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bầu cử đại biểu QH, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực. Cùng với đó, Hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của hội viên, nhân dân: giám sát các chương trình giao thông trong xây dựng NTM ở các thôn; giám sát các hoạt động kinh doanh vật tư sản xuất nông nghiệp…Qua giám sát, đã phát hiện kịp thời những bất cập ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của hội viên, nhân dân, tạo niềm tin phấn khởi cho hội viên, nhân dân. Qua đó giúp Hội nâng cao hiệu quả trong hoạt động.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội còn một số hạn chế đó là:

Một là, công tác tuyên truyền, vận động hội viên cũng như nội dung, phương thức sinh hoạt chưa được đổi mới, sáng tạo dẫn đến việc thu hút hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt hiệu quả chưa cao;

Hai là, Công tác phối hợp với các phòng, ban, MTTQ và các tổ chức CT- XH chưa nhịp nhàng và thường xuyên;

Ba là, Việc phát triển và nhân rộng các mô hình SXKD giỏi, các trang trại, gia trại, gương người tốt việc tốt chưa rõ nét, chưa thực sự bền vững, nhất là chưa xây dựng được sản phẩm OCOP.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại Hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội cần quan tâm một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

Tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp theo Nghị quyết số 06 – NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới: (1) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Hội; (2) Làm tốt công tác phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công, đánh giá, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ Hội; (3) thực hiện nghiêm các quy định, quy chế về công tác cán bộ của Hội Nông dân Việt Nam. (4) Nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Hội; (5) Chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy và tổ chức đảng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định. Trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ vững về lý luận, am hiểu thực tiễn, có phong cách trọng dân, gần dân.

Thứ hai, Xây dựng lực lượng nông dân vững mạnh 

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đồng thời vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng lực lượng nông dân có ý thức trách nhiệm công dân trước những sản phẩm của mình với người tiêu dùng.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng hội viên, nông dân nâng cao kiến thức về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đặc biệt là ứng dụng những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực nông nghiệp; từng bước thay đổi tư duy, tác phong làm việc, cách thức quản lý, khả năng thích ứng nhanh với thị trường đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp; có đủ trình độ, hiểu biết, năng lực tham gia các hợp đồng kinh tế trong sản xuất, cung ứng nguyên liệu nhằm phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại

Trong nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nông dân nhất thiết cần phải có tri thức, văn hóa, kỹ năng. Hội cần nâng cao trình độ của lực lượng nông dân thông qua các khóa đào tạo, dạy nghề, tập huấn, tuyên truyền của tổ chức Hội. Thông qua quá trình tự đào tạo của nông dân. Thông qua chủ trương kết nạp hội viên mới vào Hội nông dân, mở rộng tới nhiều đối tượng có trình độ khác nhau.

Ba là, Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng đa dạng, thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên, chú trọng phát triển hội viên là các nhà khoa học, doanh nhân, các học sinh phổ thông trung học, sinh viên đại học, cao đẳng.

 Đẩy mạnh xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, từ tập hợp trên địa bàn hành chính (thôn, xóm) sang tập hợp theo hướng cùng chung một ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nguyên tắc định hướng xây dựng chi Hội, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đảm bảo theo tiêu chí 5 cùng: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi.Bồi dưỡng, hỗ trợ những cá nhân xuất sắc, những nhân tố điển hình trong việc đổi mới tư duy sản xuất, tự lực, tự thân, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có khả năng dẫn dắt đông đảo hội viên nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Nội dung sinh hoạt của chi hội, tổ hội nghề nghiệp cần tập trung: Thông tin về thời tiết nông vụ, về thị trường, giá cả, về thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây con; về phòng trừ dịch bệnh; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, về cách thức lập dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… 

 

Bốn là, Tuyên truyền, vận động nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại

Tuyên truyền về ý nghĩa chính trị- kinh tế- xã hội về Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững nhằm tạo sức lan tỏa rộng lớn, thu hút các hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, tài chính; cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật; hỗ trợ nông dân về thông tin và xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ nông sản; tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số.

Năm là, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền

Đẩy mạnh phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Hội tăng cường phối hợp với ban chỉ huy quân sự xã, công an xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện các chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, phối hợp tổ chức khám bệnh cho nông dân nghèo.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc thực hiện Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Đặc biệt Hội cần giám sát việc thực hiện một số chính sách, pháp luật, chương trình, dự án triển khai trên địa bàn xã liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân như: pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón; chính sách, pháp luật về quy hoạch và quản lý đất đai; vệ sinh an toàn thực phẩm; môi trường nông thôn; các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới; chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và an sinh xã hội.
bỏ phiếu 1.jpg
                   
                       Bỏ phiếu bầu đoàn đại biểu khóa mới

 bỏ phiếu 2.jpg
Tặng quà cho các ủy viên ban chấp hành khóa IX không tái cử
tặng quà.jpg

Đại hội điểm hội nông dân xã Mỹ Tân lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028!

Đăng lúc: 13/02/2023 16:00:00 (GMT+7)

 Sáng ngày 10/2/2023 hội nông dân xã Mỹ Tân đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ X nhiệm kỳ 2023-2028 là đơn vị được Huyện Ngọc Lặc chọn tổ chức đại hội điểm.
 đại hội 1.jpg
 Tham dự đại hội có đồng chí Phạm Thị Thu Ủy Viên Ban Thường Vụ Huyện Ủy - Trưởng Ban Dân Vận Huyện Ủy, Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc HUyện, Đồng chí Vũ Văn Long chủ tịch hội nông dân huyện, đại diện hội nông dân tỉnh, lãnh đạo Đảng Ủy - HĐND - UBND xã Mỹ Tân, chủ tịch hội nông dân các xã thị trấn cùng 80 đại biểu chính thức.

đại hội 2.jpg
                       
                                                      Văn nghệ chào mừng đại hội

văn nghệ 1.jpg
văn nghệ 2.jpg

          Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện tham dự đại hội

lãnh đạo.jpg

Hội nông dân xã Mỹ Tân có 1.260 hội viên, cán bộ Hội gồm 27 đồng chí. Trong đó, BCH Hội gồm 11 đồng chí, BTV gồm 03 đồng chí, 08 chi hội. Đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, độ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn. Xác định rõ vị trí, vai trò của Tổ chức Hội Nông dân cơ sở là nền tảng của Hội nông dân Việt Nam, là nơi nơi gần nông dân nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nông dân, trực tiếp làm việc với hội viên, nông dân; nắm bắt được tình hình của hội viên, nông dân nhanh nhất, chính xác nhất; là cầu nối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nông dân; là nơi trực tiếp tuyên truyền vận động nông dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết chỉ thị của Hội cấp trên; nắm bắt và phản ánh lên cấp trên tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nông dân để cấp trên kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đời sống nông dân và đề ra những phương hướng hoạt động phù hợp. Theo đó, Hội nông dân xã luôn tập trung nâng cao chất lượng hoạt động trên các mặt:

          Một là, Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được chú trọng

          Hội đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai các Chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Hội nông dân các cấp; Nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình công tác Hội; các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của quê hương, đất nước; chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, sản phẩm OCOP, thực hiện ATVSTP, đảm bảo trật tự ATGT, nhất là vận động nông dân tích cực tham gia phong trào: “Phát triển trang trại, gia trại”; “Hàng rào xanh”; “ Ngày chủ nhật sạch”; “ Trồng cây xanh nơi công cộng” do huyện phát động. Nhằm nâng cao nhận thức và động viên, khích lệ hội viên, nông dân về các phong trào, Hội đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, như: thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi hội, tổ hội, tổ vay vốn; qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua zalo, facebook; qua các hội thi, hoạt động VHTDTT… với tổng số buổi tuyên truyền trong nhiệm kỳ là 86 buổi tuyên truyền, đạt 95% cán bộ, hội viên tham gia.

          Qua các biện pháp tuyên truyền, vận động dễ hiểu, gần gũi với hội viên, nông dân đã nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của địa phương và hoạt động của Hội từ đó khích lệ hội viên, nông dân hăng hái tham gia các phong trào phát triển KT-XH, các phong trào thi đua yêu nước do TW Hội và Hội cơ sở phát động; tích cực tham gia xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

          Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực

          Hội luôn bám sát và thực hiện các NQ của TW Hội khoá VII về xây dựng tổ chức HND Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Nghị quyết, Kết luận của BTV Tỉnh uỷ về xây dựng và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội; Đề án: của BTV HND huyện về: Củng cố tổ chức, đổi mới nôi dung, phương thức hoạt động của HND huyện Ngọc Lặc đến năm 2020; NQ của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về sáp nhập thôn trên địa bàn, theo đó Hội đã sắp xếp, kiện toàn lại các Chi hội trên địa bàn dân cư sau khi các thôn, làng được sáp nhập.

          Cùng với đó, là hoạt động chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, nông dân, phát huy quyền làm chủ của nông dân tham gia xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tại chi hội. Chú trọng xây dựng mô hình hoạt động tập hợp, thu hút hội viên, bằng cách đưa nội dung phát triển hội viên thành chỉ tiêu thi đua hắng năm; vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững theo hướng tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật như phối hợp với ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH…phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các chính sách ưu đãi vay vốn; vận động, phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân; phối hợp với công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông cung ứng phân bón chậm trả cho hội viên, nông dân; phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã, trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn về kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi…; tuyên truyền, phổ biến tư vấn, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nông. nghiệp, nông dân, nông thôn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Qua đó, giúp hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành, giảm bớt tình trạng khiếu kiện, mâu thuẫn nội bộ ở địa phương, xây dựng tình đoàn kết ở khu dân cư góp phần ổn định trật tự xã hội. Nhờ đó, tỷ lệ tập hợp hội viên không ngừng được nâng lên, tổng số hội viên hiện nay là 1.262.

          Ba là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

          Nhận thức sâu sắc lời chỉ dẫn của Bác Hồ: Cán bộ là gốc của mọi công việc. Hội luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo tiêu chuẩn, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết với công việc, có phương pháp vận động quần chúng đáp ững yêu cầu trong tình hình mới.

          Bốn là, trách nhiệm trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

          Hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm vận động nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh thông qua việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bầu cử đại biểu QH, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực. Cùng với đó, Hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của hội viên, nhân dân: giám sát các chương trình giao thông trong xây dựng NTM ở các thôn; giám sát các hoạt động kinh doanh vật tư sản xuất nông nghiệp…Qua giám sát, đã phát hiện kịp thời những bất cập ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của hội viên, nhân dân, tạo niềm tin phấn khởi cho hội viên, nhân dân. Qua đó giúp Hội nâng cao hiệu quả trong hoạt động.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội còn một số hạn chế đó là:

Một là, công tác tuyên truyền, vận động hội viên cũng như nội dung, phương thức sinh hoạt chưa được đổi mới, sáng tạo dẫn đến việc thu hút hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt hiệu quả chưa cao;

Hai là, Công tác phối hợp với các phòng, ban, MTTQ và các tổ chức CT- XH chưa nhịp nhàng và thường xuyên;

Ba là, Việc phát triển và nhân rộng các mô hình SXKD giỏi, các trang trại, gia trại, gương người tốt việc tốt chưa rõ nét, chưa thực sự bền vững, nhất là chưa xây dựng được sản phẩm OCOP.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại Hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội cần quan tâm một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

Tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp theo Nghị quyết số 06 – NQ/HNDTW ngày 5/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới: (1) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Hội; (2) Làm tốt công tác phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công, đánh giá, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ Hội; (3) thực hiện nghiêm các quy định, quy chế về công tác cán bộ của Hội Nông dân Việt Nam. (4) Nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Hội; (5) Chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy và tổ chức đảng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định. Trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ vững về lý luận, am hiểu thực tiễn, có phong cách trọng dân, gần dân.

Thứ hai, Xây dựng lực lượng nông dân vững mạnh 

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đồng thời vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng lực lượng nông dân có ý thức trách nhiệm công dân trước những sản phẩm của mình với người tiêu dùng.

 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng hội viên, nông dân nâng cao kiến thức về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đặc biệt là ứng dụng những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực nông nghiệp; từng bước thay đổi tư duy, tác phong làm việc, cách thức quản lý, khả năng thích ứng nhanh với thị trường đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp; có đủ trình độ, hiểu biết, năng lực tham gia các hợp đồng kinh tế trong sản xuất, cung ứng nguyên liệu nhằm phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại

Trong nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nông dân nhất thiết cần phải có tri thức, văn hóa, kỹ năng. Hội cần nâng cao trình độ của lực lượng nông dân thông qua các khóa đào tạo, dạy nghề, tập huấn, tuyên truyền của tổ chức Hội. Thông qua quá trình tự đào tạo của nông dân. Thông qua chủ trương kết nạp hội viên mới vào Hội nông dân, mở rộng tới nhiều đối tượng có trình độ khác nhau.

Ba là, Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng đa dạng, thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên, chú trọng phát triển hội viên là các nhà khoa học, doanh nhân, các học sinh phổ thông trung học, sinh viên đại học, cao đẳng.

 Đẩy mạnh xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, từ tập hợp trên địa bàn hành chính (thôn, xóm) sang tập hợp theo hướng cùng chung một ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nguyên tắc định hướng xây dựng chi Hội, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đảm bảo theo tiêu chí 5 cùng: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi.Bồi dưỡng, hỗ trợ những cá nhân xuất sắc, những nhân tố điển hình trong việc đổi mới tư duy sản xuất, tự lực, tự thân, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có khả năng dẫn dắt đông đảo hội viên nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Nội dung sinh hoạt của chi hội, tổ hội nghề nghiệp cần tập trung: Thông tin về thời tiết nông vụ, về thị trường, giá cả, về thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây con; về phòng trừ dịch bệnh; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, về cách thức lập dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… 

 

Bốn là, Tuyên truyền, vận động nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại

Tuyên truyền về ý nghĩa chính trị- kinh tế- xã hội về Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững nhằm tạo sức lan tỏa rộng lớn, thu hút các hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, tài chính; cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật; hỗ trợ nông dân về thông tin và xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ nông sản; tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số.

Năm là, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền

Đẩy mạnh phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Hội tăng cường phối hợp với ban chỉ huy quân sự xã, công an xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện các chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, phối hợp tổ chức khám bệnh cho nông dân nghèo.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc thực hiện Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Đặc biệt Hội cần giám sát việc thực hiện một số chính sách, pháp luật, chương trình, dự án triển khai trên địa bàn xã liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân như: pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón; chính sách, pháp luật về quy hoạch và quản lý đất đai; vệ sinh an toàn thực phẩm; môi trường nông thôn; các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới; chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và an sinh xã hội.
bỏ phiếu 1.jpg
                   
                       Bỏ phiếu bầu đoàn đại biểu khóa mới

 bỏ phiếu 2.jpg
Tặng quà cho các ủy viên ban chấp hành khóa IX không tái cử
tặng quà.jpg

Công khai TTHC